Việt Nam hưởng lợi từ khoản đầu tư 50 tỉ USD của Mỹ vào công nghiệp bán dẫn

Trong buổi gặp gỡ nằm trong chuyến công du ba nước châu Á bao gồm Việt Nam, Philippines và Hàn Quốc từ ngày 22-1 đến ngày 1-2 mà Việt Nam là chặng dừng chân đầu tiên. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách năng lượng, tăng trưởng kinh tế và môi trường Jose W. Fernandez khẳng định những tiềm năng trong hợp tác năng lượng sạch và chip bán dẫn với Việt Nam.

Trong chuyến đến Việt Nam sau khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác, ông Fernandez sẽ có nhiều hoạt động tập trung mở rộng cơ hội thương mại, phát triển năng lượng sạch, hợp tác chuỗi cung ứng và chip bán dẫn nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Tại buổi gặp gỡ với các thành viên của AmCham (Hiệp hội Thương mại Mỹ) ở TP.HCM chiều 24-1, Thứ trưởng Jose Fernandez, đã nêu bật mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9-2023 đưa hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và nêu rõ định hướng hợp tác sâu rộng và chặt chẽ với Việt Nam trong hai lĩnh vực “nóng” nhất hiện nay là chip bán dẫn và năng lượng sạch.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường Jose W. Fernandez chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại TP.HCM – Ảnh: N.BÌNH

Được biết, Đạo luật chip và khoa học (Chips and Science Act) đã được thông qua vào năm ngoái, Mỹ sẽ dành 280 tỷ USD trong 10 năm tới cho lĩnh vực sản xuất chip và nghiên cứu khoa học. Ngày 6/9, Bộ Thương mại Mỹ đã triển khai chương trình trị giá 52 tỷ USD để hỗ trợ sản xuất chip nội địa và mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này, bao gồm Quỹ An ninh công nghệ quốc tế và đổi mới (ITSI Fund). Trong đó, khoảng 28 tỷ USD sẽ được phân bổ cho “các ưu đãi trực tiếp nhằm kích thích sản xuất” để hỗ trợ thúc đẩy việc xây dựng và mở rộng các nhà máy sản xuất bán dẫn, các cơ sở sản xuất, lắp ráp và đóng gói các loại chip tiên tiến hơn trên thế giới.

Số tiền 50 tỷ USD sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn của Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Và theo kế hoạch này, Mỹ sẽ chi 500 triệu USD để ổn định và mở rộng sản xuất chất bán dẫn toàn cầu, đảm bảo chuỗi cung ứng chất bán dẫn, đồng thời triển khai và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đảm bảo an toàn và tin cậy. Số tiền này sẽ được phân bổ trong 5 năm, với 19 tỷ USD được giải ngân trong năm nay và 5 tỷ USD mỗi năm tới năm 2026.

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ khẳng định “Việt Nam, với lợi thế trong kỹ năng lắp ráp, kiểm tra và đóng gói vi mạch, là đối tác quan trọng trong sáng kiến này. Hợp tác nhằm đa dạng hóa và củng cố hệ sinh thái vi mạch toàn cầu, giải quyết thách thức phát triển nguồn nhân lực ở cả hai quốc gia”, Về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch, ông cũng cho rằng Mỹ thông qua Sáng kiến Nhu cầu năng lượng sạch (CEDI), đã kết nối các quốc gia và công ty cam kết sử dụng năng lượng tái tạo.

Cách đây vài năm kể từ khi ra mắt CEDI tại COP26, Liên minh Người mua năng lượng sạch đã hợp tác với 15 công ty tại Việt Nam, với khả năng đầu tư đến 8 tỉ USD vào hạ tầng năng lượng sạch.

Trong phát biểu, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng đất hiếm kết hợp với duy trì phát triển môi trường bền vững.

Hiện nay, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 trong các đối tác thương mại của Mỹ. Trong quá trình phát triển đó, cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Mỹ đạt hơn 138 tỉ USD. “Hơn 30 năm qua, các công ty Mỹ đã đầu tư tổng cộng hàng tỉ USD vào Việt Nam, được coi là những đại sứ ảnh hưởng quan trọng, mang đến không chỉ công nghệ mà còn là quản trị doanh nghiệp và cơ hội việc làm chất lượng cao”, theo lời ông Jose W. Fernandez.

Dark mode