Ngày 17/3/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Khoa học và Hợp tác Net Zero Vietnam – Asia (VANZA) phối hợp với Công ty tư vấn Hà Nam Carbon, Viện nghiên cứu Vùng và đô thị (IRUS) và Hà Nam Fabrics tổ chức Hội thảo “Tín chỉ Carbon – Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu”.
Th.S Thái Trần, Giám đốc Công ty Tư vấn Hanam Carbon, diễn giả nội dung “Tín chỉ carbon – Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu” đã đề cập toàn diện bối cảnh thị trường carbon trong và ngoài nước hiện nay với những thực tiễn, thách thức và cơ hội của doanh nghiệp.
Toàn cảnh kinh tế số (toancanhkinhteso.vn) đã có cuộc trao đổi bên lề với ông Thái Trần để hiểu hơn vấn đề đang rất nóng và được doanh nghiệp chú ý này.
Toàn cảnh thị trường carbon
Toàn cảnh kinh tế số (TCKTS): Thưa ông, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm đến thị trường Carbon, Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn phân vân rằng dưới sức ép Net Zero mà Chính phủ đang yêu cầu, liệu đây có là một áp lực với doanh nghiệp hay không?
Ông THÁI TRẦN: Tôi cho rằng, việc tham gia vào thị trường carbon là động lực phát triển, đổi mới công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon.
Các doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia tham gia vào thị trường carbon nhận được lợi ích hai chiều: thực hiện giảm lượng khí nhà kính, góp phần phát triển bền vững, đồng thời được công nhận bằng tín chỉ carbon, thúc đẩy nền kinh tế.
Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Việc tiếp cận nguồn Tài chính Xanh để hiện thực hóa thị trường chính là cơ hội mà các bên cần nắm bắt.
TCKTS: Ông có thể trình bày khái quát tổng quan thị trường Carbon để mọi người hiểu rõ nhất về thị trường này hay không?
Ông THÁI TRẦN:Thuật ngữ thị trường carbon bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto 1997 – một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC).
Theo Điều 17 Nghị định thư Kyoto 1997, thì thị trường carbon được hiểu là các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện một loại hàng hóa mới được tạo ra dưới dạng chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2e) là khí nhà kính (KNK) quy đổi tương đương của mọi KNK nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon.
Năm 2015, Điều 6 của Thỏa thuận Paris đã đưa ra các công cụ cho phép hợp tác quốc tế nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính thông qua thị trường carbon.
Vào năm 2022, kết quả chính thức của COP27 là thúc đẩy quá trình vận hành thị trường carbon, đặc biệt là bằng cách cung cấp hướng dẫn về Điều 6.2, cho phép các quốc gia trao đổi việc cắt giảm và loại bỏ KNK với nhau thông qua các hiệp định song phương hoặc đa phương, mở đường cho sự hợp tác tự nguyện giữa các Bên trong việc thực hiện các khoản đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions – NDC).
Để thị trường carbon thành công, việc cắt giảm và loại bỏ khí thải phải thực tế và phù hợp với NDC của quốc gia, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó nhằm đạt được các mục tiêu của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Đồng thời, phải có sự minh bạch trong cơ sở hạ tầng thể chế và tài chính cho các giao dịch thị trường carbon. Và phải có các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội đầy đủ để giảm thiểu mọi tác động tiêu cực của dự án – và để thúc đẩy những tác động tích cực.
TCKTS: Chúng tôi được biết, có hai loại thị trường carbon, ông có thể làm làm rõ hơn để các doanh nghiệp thật sự hiểu?
Ông THÁI TRẦN: Có hai loại thị trường carbon: bắt buộc (compliance) và tự nguyện (voluntary)
Thị trường bắt buộc được tạo ra do sự quy định trong chính sách quốc gia, khu vực và/hoặc quốc tế. Còn thị trường carbon tự nguyện – quốc gia và quốc tế – liên quan đến việc phát hành, mua và bán tín chỉ carbon dựa trên cơ sở tự nguyện.
Theo đó, thị trường carbon bắt buộc là thị trường được hình thành và điều tiết bởi các hệ thống giảm phát thải quốc tế, khu vực hoặc quốc gia để thực hiện giảm phát thải. Tại thị trường này, mỗi quốc gia thực hiện các cơ chế như NDC, thuế, hạn ngạch cho giảm phát thải.
Ngược lại, thị trường carbon tự nguyện nằm ngoài phạm vi quy định của thị trường carbon bắt buộc, vận hành dựa trên cam kết tự nguyện giữa các tổ chức, cá nhân và tuân theo các tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn carbon do tổ chức đặt ra được thị trường thừa nhận.
Bằng cách tham gia thị trường carbon, các quốc gia đang phát triển có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của họ khi chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp bằng cách định giá carbon, cho phép giao dịch carbon và kích thích các cơ hội thị trường mới.
Doanh nghiệp thực hiện giảm KNK ngoài việc có thể có được tín chỉ, còn là cơ hội tiếp cận Tài chính Xanh từ các các nguồn cung cấp vốn (nhà đầu tư, ngân hàng, quỹ môi trường…) khi doanh nghiệp chứng minh được đang đầu tư bảo vệ môi trường.
Thành lập Dự án Carbon như thế nào?
TCKTS: Thưa ông, tuy nói nhiều đến thị trường carbon, nhưng qua tiếp xúc với với nhiều doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết về thị trường và các bước phải làm thế nào để khởi động dự án carbon hiện nay còn mơ hồ.
Từ kinh nghiệp thực tế của mình, ông có thể cho các doanh nghiệp biết các bước cơ bản để thành lập dự án carbon như thế nào?
Ông THÁI TRẦN: Tôi biết rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các định chế về thị trường carbon. Đến năm 2028, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ chính thức được vận hành.
Việc phát triển thị trường carbon cụ thể hóa mục tiêu cam kết của Việt Nam trong NDC, bao gồm mục tiêu cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong xu thế đó, thiết lập hệ sinh thái cộng tác phát triển và tiếp cận nguồn Tài chính Xanh để xây dựng thị trường tín chỉ carbon rất cần thiết.
Chẳng hạn với chúng tôi, trên 125 dự án CDM đã đăng ký (18 dự án từ Việt Nam) và trên 15 năm trong thị trường carbon, Hanam Carbon – thuộc tập đoàn Caspervandertak Consulting, có trụ sở chính tại Hà Lan, là công ty thuộc top 5 nhà tư vấn CDM toàn thế giới.
Các thị trường chính của chúng tôi là Châu Âu, China, Japan, Thailand, Vietnam, Hong Kong, Malaysia, Cambodia.
Hanam Carbon là đơn vị nhiều kinh nghiệm trong việc xác định và phát triển dự án giảm phát thải carbon – giảm phát thải KNK; có khả năng triển khai và giám sát hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải KNK. Trong hệ sinh thái Hanam Carbon có cả giải pháp công nghệ dành riêng cho thị trường Carbon.
Hiện nay Hanam Carbon có các dịch vụ: Kết nối Đầu tư, chuyên sâu về Tài chính Xanh, Tư vấn Tài chính và giải pháp Thị truờng Carbon. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng tiếp cận những nguồn tài chính Xanh để đầu tư mạnh mẽ vào các sáng kiến thân thiện với môi truờng. Đồng thời, chúng tôi kết nối các nhà đầu tư với các dự án tương thích, tạo ra các đối tác bền vững.
TCKTS: Chúng tôi nghĩ rằng, dự hiểu biết sâu rộng của Hanam Carbon về thị trường carbon góp phần mang đến thành công cho các đầu tư chiến lược liên quan đến giảm KNK, đóng góp cho sự bền vững môi truờng lẫn tăng truởng tài chính.
Ông THÁI TRẦN: Tôi có thể khẳng định như vậy. Các dịch vụ trong hệ sinh thái Hanam Carbon gồm: Dịch vụ giảm phát thải Carbon (white, blue, green); Giải pháp môi trường toàn diện: Thiết bị môi trường, bơm, kiểm soát lũ lụt, tưới tiêu, xử lý nước và xử lý nước thải; Dịch vụ đầu tư: Tài chính xanh, Kết nối tài chính; Giải pháp công nghệ tiên tiến; Chiến lược carbon cho doanh nghiệp
Trong hệ sinh thái thân thiện môi trường, Hanam Carbon phối hợp cùng đối tác Capiworld sản xuất vật liệu rắn siêu nhẹ Aerogel từ nguồn nguyên liệu phế thải (nhựa, vải, phụ phẩm nông nghiệp…) theo tiêu chuẩn kinh tế tuần hoàn.
Capiworld là một trong những nhà sản xuất tiên phong tại Việt Nam sản xuất thành công Aerogels từ nguồn nguyên liệu phế thải, với dòng sản phẩm ECO-Aerogels tiên tiến. Đơn vị luôn đề cao đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ xanh thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, đặt tiêu chí phát triển bền vững lên hàng đầu.
Với việc sử dụng nguyên liệu tái chế, Capiworld đã phát triển ra các sản phẩm ECO-Aerogels với những đặc điểm như cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Sản phẩm được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, giao thông, năng lượng, môi trường,…
Khi tích hợp vào các công trình xây dựng và phương tiện giao thông, ECO-Aerogels nâng cao hiệu quả cách âm, cách nhiệt cho công trình và giảm tiêu thụ năng lượng trong quá trình vận hành, giảm lượng khí thải nhà kính. Sản phẩm ECO-Aerogels đã được Global GreenTag International chứng nhận là sản phẩm xanh, an toàn đối với người sử dụng, thuộc danh mục sản phẩm an toàn hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, khả năng tái chế và tái sử dụng của ECO-Aerogels giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải sinh ra, từ đó đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường.
Ngoài ra Hanam Carbon còn cung cấp các sản phẩm được cải tiến sản xuất theo công nghệ thân thiện môi trường như: vải Sunbrella, viên nén gỗ (Wood pellets).
Không chỉ tư vấn và cung cấp giải pháp, Hanam Carbon thiết lập một hệ sinh thái cộng tác, bảo vệ môi trường và hỗ trợ tiếp cận nguồn tài chính Xanh.
TCKTS: Các doanh nghiệp muốn được kết nối với Hanam Carbon để tham vấn thì liện hệ bằng cách nào?
Ông THÁI TRẤN: Hãy liên với Hanam Carbon của chúng tôi qua email: info@hanamcarbon.com
TCKTS: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi nhanh bên lề sự kiện hội thảo “Tín chỉ Carbon – Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu” hôm nay.
Một số hình ảnh tại hội thảo: