Đối diện nguy cơ phân mảnh – Tương lai đầy bất ổn của Intel

Các đối tác thân thiện và cũng là đối thủ đáng gờm của Intel là TSMC và Broadcom đều đang để mắt đến các thỏa thuận tiềm năng được cho là có thể chia tách biểu tượng sản xuất chip của Mỹ. Intel đang tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh về công nghệ sản xuất chip tiên tiến.

Intel đang lâm vào tình thế khó khăn trong sản xuất chip, từ đó tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh như: TSMC, Samsung,.. về công nghệ sản xuất chip quy trình 2nm, khiến công ty mất uy tín trong ngành công nghệ đỉnh cao.

Intel – người khỏng lồ của ngành công nghiệp bán dẫn xứ cờ hoa

Theo thông tin từ Commercial Times, trong quá trình thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, Intel đã công bố rằng sẽ thuê TSMC (công ty sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới của Đài Loan) sản xuất gia công toàn bộ quy trình sản xuất chip dưới 3nm, đồng thời quyết định cắt giảm 15% lực lượng lao động toàn cầu, nhằm tinh giản hoạt động và cải thiện tình hình tài chính sau khoản lỗ khổng lồ 2,8 tỷ USD trong mảng kinh doanh xưởng đúc wafer, trong năm tài chính 2023.

Động thái này chứng tõ Intel đã phải chật vật ứng phó với những thách thức gay go để theo kịp công nghệ sản xuất chip tiên tiến. Tuy thiết kế quy trình 18A của Intel được công bố cho các nhà sản xuất IC vào tháng 7 vừa qua, đã phải chịu sự giám sát chặt chẽ.

Broadcom, một công ty lớn trong ngành đang đánh giá quy trình của Intel nhưng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng, đã bày tỏ lo ngại về tính khả thi của quy trình 18A khi đưa vào sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Tuy nhiên, vào tháng 9, Intel đã thỏa thuận với AWS để cùng phát triển chip AI sử dụng quy trình 18A.

Cùng thời điểm này, Samsung đang nâng cao năng lực sản xuất bán dẫn của mình bằng cách thiết lập dây chuyền sản xuất 2 nm tại Hàn Quốc, đồng thời bắt đầu lắp đặt các thiết bị hiện đại để chuẩn đưa vào sản xuất hàng loạt, với mục tiêu đạt 7.000 tấm wafer mỗi tháng vào quý đầu tiên của năm 2025.

Hơn thế nữa, Samsung còn công bố kế hoạch giới thiệu dây chuyền sản xuất 1.4 nm vào Quý 2 năm 2025. Dây chuyền này cũng sẽ tập trung vào sản xuất từ 2.000 đến 3.000 tấm wafer mỗi tháng.

Samsung với dây chuyền sản xuất chip quy trình 2nm – đối thủ cạnh tranh sát nút của Intel

Đã vậy, ông lớn Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) đang chuẩn bị mua hệ thống in thạch bản High NA EUV mới nhất của ASML, đánh dấu một bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp bán dẫn. Thiết bị này có tên là Twinscan EXE:5000 với mức giá khoảng 350 triệu USD và tích hợp công nghệ tiên tiến để sản xuất chip quy trình 1.4 nm, dự kiến đưa vào sản xuất trên quy mô lớn vào năm 2027.

Dù Intel đã bắt đầu tách bộ phận sản xuất chip khỏi phần còn lại của công ty và đang trong quá trình tái cơ cấu, cắt giảm chi phí và tìm kiếm CEO mới nhằm tối đa hóa giá trị cổ đông, nhưng những khó khăn trong sản xuất chip và chậm chạp trong việc đưa ra sản phẩm mới của Intel trở thành nỗi nghi ngờ của các khách hàng đối tác, đồng thời khiến biểu tượng ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ là mục tiêu cho các thương vụ mua bán, đẩy công ty vào nguy cơ sụp đổ.

Từ đó, các đối thủ đang cân nhắc việc tách bộ phận sản xuất chip của Intel, với Broadcom đánh giá lại hoạt động thiết kế và tiếp thị, trong khi TSMC nghiên cứu khả năng kiểm soát một phần hoặc toàn bộ các nhà máy của Intel.

TSMC từ đối tác thân thiện trở thành đối thủ đáng gờm của Intel

Theo thông tin từ Reuters, Intel đã vuột mất khách hàng khủng là Sony sau khi không đạt được thoả thuận cung cấp chip cho máy chơi game Playstation phiên bản mới nhất. Hợp đồng này nếu được thực hiện sẽ mang lại cho Intel 30 tỷ USD.

Ngay từ năm 2020, Intel đã mất Apple khỏi danh mục khách hàng của mình với sự chuyển đổi từ máy Mac sang chip Apple Silicon được xây dựng trên kiến trúc ARM. Intel cũng đã khiến khách hàng máy tính cá nhân thất vọng với các bộ xử lý mới nhất của mình.

Hệ quả đau đớn là cổ phiếu của công ty đã giảm 60% chỉ riêng trong năm vừa qua. Intel từ giá trị thị trường là 87 tỷ USD, đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn trong những năm gần đây.

Dù sự can thiệp của chính phủ Mỹ qua Đạo luật Chips năm 2022 cũng đặt ra những điều kiện quan trọng, như yêu cầu Intel duy trì phần lớn cổ phần tại các nhà máy nếu bị tách ra, nhưng cuối cùng, những sai sót trong quản trị và văn hóa doanh nghiệp đã khiến Intel bỏ lỡ cơ hội bùng nổ trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ. Và nguy cơ phân mảnh, tiền đồ đầy bất ổn có thể đến với Intel trong thời gian tới không xa.

Nguyễn Xanh

Link trực tiếp Xoilac TV full HD

Kênh trực tiếp bóng đá CakhiaTV free

Trực tiếp bóng đá 90 Phut hôm nay